Rất nhiều người tò mò về khái niệm bay transit. Vậy bay transit là gì và có những điều gì cần chú ý khi trải nghiệm dịch vụ hàng không này? Đừng quên tham khảo thông tin chi tiết từ A-Z được cung cấp ngay sau đây để có được các chọn lọc hữu ích làm hành trang cho những chuyến bay trong tương lai nhé.
Bay transit là gì? Bay quá cảnh hay nối chuyến (transit) là thuật ngữ chỉ chuyến bay có ít nhất 2 chặng, nghĩa là để tới được điểm đến cuối cùng, bạn cần phải dừng ở ít nhất một điểm giữa đường. Ví dụ cụ thể, nếu bạn bay từ Hà Nội đến Bali, bạn phải transit ở Kuala Lumpur hoặc Singapore, hay với trường hợp bay từ Hà Nội đến Jeju thì bạn sẽ bay từ Hà Nội đến Seoul rồi sau đó mới nối chuyến từ Seoul đến Jeju.
Có rất nhiều điểm đến không có đường bay thẳng, hành khách buộc phải bay transit qua điểm trung chuyển. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nhiều người chủ động chọn bay transit vì chi phí thường thấp hơn so với bay thẳng. Tùy từng trường hợp, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ transit của cùng một hãng hoặc đặt của các hãng khác nhau.
Sau khi nắm bắt được khái niệm bay transit là gì, hành khách cần lưu ý các “gạch đầu dòng” ưu và nhược điểm của dịch vụ này để có sự cân nhắc trải nghiệm phù hợp.
Thời gian transit là điều quan trọng mà du khách nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng dịch vụ. Việc chờ đợi quá lâu sẽ dễ gây mệt mỏi nhưng nếu bạn lựa chọn thời gian tối thiểu chờ bay transit ít hơn 2 giờ cũng sẽ gặp phải rủi ro như làm thủ tục quá vội vàng hoặc tệ hơn là chuyến bay đầu delay hoặc gặp sự cố dẫn đến lỡ chuyến bay sau.
Thông thường, bạn cần phải có mặt ít nhất từ 45 phút đến một giờ trước chuyến bay kế tiếp. Sau khi loại trừ thời gian di chuyển, tìm cửa lên máy bay thì khoảng thời gian transit hợp lý nhất là 2-5 tiếng. Đặc biệt, du khách cần chú ý nhiều sân bay có diện tích rộng như Suvarnabhumi (Thái Lan), Hong Kong, Changi (Singapore)…sẽ làm bạn tốn thời gian di chuyển hơn nên nhớ cân nhắc lựa chọn chuyến bay transit phù hợp nhé.
Nên làm gì khi chờ đợi chuyến bay transit? Việc quan trọng nhất mà hành khách cần làm khi xuống sân bay là tìm hiểu cảng hàng không này có yêu cầu bạn nhập cảnh rồi xuất cảnh ngược trở lại hay không, hay chỉ cần đi trong khu vực transit là được. Sân bay thường sẽ có 2 lối, một cửa dành cho Transit (hành khách quá cảnh) và một cửa dành cho Immigration (hành khách nhập cảnh), chú ý nếu không có đường transit nghĩa là bạn cần phải nhập cảnh.
Đừng quên vặn đồng hồ theo giờ địa phương để không bị nhầm lẫn thời gian. Nhớ cài báo thức để nhắc nhở giờ bay chuyến tiếp theo.
Tìm đến các bảng điện tử để tìm hiểu chuyến bay tiếp theo của mình sẽ lên ở cửa nào, liệu có cần đổi ga hay không. Hoặc bạn có thể trực tiếp nhờ nhân viên sân bay tư vấn, giải đáp các thắc mắc.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ nhà nghỉ dạng capsule (con nhộng) ngay trong sân bay và nếu có thể nhập cảnh (có visa hoặc đến các quốc gia miễn visa cho khách Việt) thì nên tìm kiếm các khách sạn gần sân bay để thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn.
Nếu lựa chọn chờ đợi chuyến bay transit ngay tại sân bay thì đừng quên chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống, áo khoác và chăn mỏng. Nên lựa chọn chỗ ngồi nghỉ tại nơi sáng đèn, nhiều người qua lại và chú ý tự bảo quản hành lý an toàn, nhất là túi đựng hộ chiếu, tiền mặt nên giữ theo bên người.
Nên cạnh thủ vệ sinh cá nhân tại sân bay trong lúc chờ đợi chuyến bay sắp tới. Để đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt… trong hành lý xách tay để tiện sử dụng.
Hãy tham khảo những “gạch đầu dòng” quan trọng phía trên để “ghi nhớ” những thông tin hữu ích cho chuyến bay sau này của bạn nhé.